Lạng Sơn là địa danh được biết đến có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử cũng như những phong tục mang đậm bản sắc dân tốc và văn hóa trong từng hoạt động cuộc sống hàng ngày. Những khu chợ Lạng Sơn cũng vậy, hãy cùng Choganday khám phá nét đặc trưng ở đây nhé!
1. Top 3 khu chợ Lạng Sơn nổi tiếng
Khi đến du lịch Lạng Sơn không thể bỏ qua hành trình khám phá những khu chợ Lạng Sơn nổi tiếng. Nơi đây không chỉ buôn bán sầm uất mà còn thể hiện rất rõ nét văn hóa dân tộc của người dân gần biên giới. Cùng tìm hiểu 3 khu chợ nổi tiếng và được nhiều người biết đến ở phần bài viết dưới đây nhé
3.1 Khu chợ Lạng Sơn – chợ Kỳ Lừa
Chợ Kỳ Lừa thuộc phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn có mặt từ thế kỷ XVII, do quan trấn thủ nhà Lê là Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài mở để cư dân hai nước Việt – Trung có nơi giao lưu buôn bán. Từ đó đến nay, khu chợ đã thành đầu mối trung tâm buôn bán của Lạng Sơn
Khi đến chợ Kỳ Lừa, bạn có thể tìm thấy các loại mặt hàng như cây cảnh, vải thổ cẩm, ẩm thực và sản vật của các đồng bào dân tộc thiểu số xứ Lạng. Chợ có phiên họp 6 lần mỗi tháng, vào các ngày 2, 7 âm lịch. Mỗi năm, từ ngày 22-27 tháng Giêng lại diễn ra hội chợ với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Đặc biệt, mọi người đến chợ Kỳ Lừa không đơn thuần là chỉ mua bán mà còn để tìm bạn qua các loài ca giao duyên sli, lượn đặc trưng của người dân tộc Tày, Nùng. Ngày nay, chợ Kỳ Lừa đã được mở và hoạt động cả ngày lẫn đêm để phục vụcho nhu cầu tham quan, mua sắm của người dân cũng như du khách khi đến với Lạng Sơn.
1.2 Chợ Động Kinh – Lạng Sơn
Nằm trên địa bàn phường Vĩnh Trại, chợ Đông Kinh còn được coi là “thiên đường mua sắm” lớn bậc nhất trong các khu chợ Lạng Sơn. Trong lịch sử, từ nhiều thế kỷ trước, chợ Đông Kih thuộc khu vực “Bạc dịch trường Vĩnh Bình” – tâm điểm mua bán hàng hóa của các thương nhân hai nước Việt – Trung.
Ngày nay, chợ được xây dựng khang trang với 3 tầng riêng biệt: Tầng 1 dùng để kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện máy; tầng 2 chuyên các mặt hàng tạp hóa; còn tầng 3 là nơi tập trung các quầy hàng thời trang. Các mặt hàng ở đây vô cùng đa dạng, phong phú, mức giá thành rẻ nên đáp ứng được nhu cầu thị trường. Vì thế, chợ Đông Kinh luôn là địa điểm không thể bỏ qua nếu bạn đến Lạng Sơn tham quan.
1.3 Chợ cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn
Mặc dù là khu chợ mới được xây dựng cách đây 20 năm nhưng chợ cửa khẩu Tân Thanh mang một tầm quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn trong cuộc sống người dân ở Lạng Sơn cũng như người dân gần biên giới.
Nằm cách thành phố Lạng Sơn 30km, chợ cửa khẩu Tân Thanh được biết đến là khu chợ, hay địa điểm mua sắm lớn nhất trong các chợ biên giới Lạng Sơn và là nơi người dân hai nước Việt Nam – Trung Quốc tự do qua lại, buôn bán. Chợ có 2 tầng với lượng hàng hóa phong phú, đa dạng. Trong đó có, trung tâm mua bán lớn từ Khu Thế giới phụ nữ, chợ cửa khẩu, Trung tâm thương mại Hồng Kông, chợ trời ngay sát khu biên giới 2 nước.
2. Ăn gì ở chợ Lạng Sơn
Đặt chân đến Lạng Sơn chắc chắn bạn không thể bỏ qua những món ăn đặc sản nơi đây. Nét đặc trưng từ hương vị đến văn hóa trong từng món ăn sẽ khiến bạn phải bất ngờ. Cùng xem qua một vài món ăn đặc trưng ở chợ Lạng Sơn nhé!
2.1 Lợn quay và vịt quay Lạng Sơn
Lợn quay và vịt quay Lạng Sơn được nướng với lá mắc mật – một loại lá gia vị của người dân vùng núi xứ Lạng. Hương vị của món ăn ngoài loại thịt ngon còn mang đến sự nhớ nhung với khách du lịch nhờ hương lá mắc mật.
Sau khi tẩm gia vị, lá mắc mật được nhồi vào bụng lợn và vịt đã được làm sạch, khâu kín để ngấm gia vị và đem đi quay. Chất lượng của món ăn phụ thuộc hoàn toàn vào đầu bếp, trong thời gian quay thịt sẽ được phết hỗn hợp mật ong với nước ấm. Mật ong không chỉ giúp cho phần da không bị nứt mà còn tạo ra màu vàng óng và bóng giòn cho món ăn.
Món ăn được chấm cùng với loại nước chấm được pha chế riêng, màu ngả vàng cánh gián, sền sệt. Không chỉ nổi tiếng với món vịt quay mà khi đến Lạng Sơn bạn cũng nên thử sự kết hợp món ăn này cùng với phở và chắc chắn bạn sẽ bất ngờ bởi hương vị của món ăn.
Xem thêm:
Chợ hải sản Phú Lộc – Đà Nẵng: Một số hoạt động nổi bật và lưu ý cho du khách
Khám phá chợ hải sản phường Thanh Khê Đông – thiên đường hải sản tại thành phố Đà Nẵng
2.2 Phở chua Lạng Sơn
Phở chua Lạng Sơn thường sẽ được đựng trong đĩa lớn, phía dưới là bánh phở đặc trưng của Lạng Sơn, tiếp đến là thịt xá xíu, dưa chuột, hành khô, khoai lang và lạc rang. Phở chua là món ăn có sự kết hợp hài hòa giữa vị chua, cay, mặn, ngọt. Nước sốt có thành phần từ giấm đường, hòa quyện với hành tỏi phi thơm, mắm, gừng.
Phở chua Lạng Sơn là món ăn phù hợp với ngày nóng. Nhưng vào mùa đông, nước sốt được hâm ấm trộn cùng phở cũng trở thành điểm đặc biệt của món ăn. Tùy vào sở thích của mỗi người, khi ăn phở chua có thể thêm một vài gia vị ngoài như ớt tươi, chanh hoặt hạt tiêu.
2.3 Bánh cuống trứng
Bánh cuốn trứng tại chợ Lạng Sơn được làm tử gạo tẻ xay nhuyễn với nước với tỉ lệ hoàn hảo để bột không quá khô hay quá loãng. Bánh được tráng trên nồi hấp được căng một lớp vải mỏng để làm chín bánh bằng hơi nước.
Khác với bánh cuốn ở những nơi khác, ở Lạng Sơn bánh cuốn có nhân là trứng gà. Ngoài ra, bánh cũng được ăn cùng với nước chấm pha bằng giấm được làm từ loại chuối chín cây ở Lạng Sơn, một loại giấm đặc trưng ở xứ Lạng.
2.4 Thịt khâu nhục
Khâu nhục hay được biết đến với tên gọi là Nằm khâu là món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam nhờ người dân tộc Tày, Nùng. Đây là món ăn xuất hiện vào những dịp Tết, cưới hỏi.
Thành phần chính của món khâu nhục là thịt lợn ba chỉ, khoai môn cùng hỗn hợp gia vị được trộn hành, tỏi, gừng, húng lìu cùng với đường, dầu hào, tiêu, ngũ vị hương, rượu trắng và lá tàu soi – một loại lá gia vị đặc trưng của người vùng núi. Qua nhiều công đoạn như luộc, chiên và hấp cách thủy sẽ hoàn thiện món ăn.
Khâu nhục sẽ được ăn kèm với cơm, bánh mỳ và các loại rau trong bữa sáng hoặc bữa chính. Thịt sau các bước chế biến sẽ chín mềm, ngấm vị khoai môn cùng gia vị, phần bị hơi ngọt, mỡ ngậy nhưng không gây ngấy nhờ các thành phần ướp cùng.
2.5 Bánh ngải
Bánh ngải là món bánh được làm từ lá non, đun với nước tro sạch cho mềm nhừ rồi rửa, bỏ xơ và mang đi giã nhuyễn. Xôi đem đồ chín, giã đều tay cùng lá ngải đã được chế biến trước đó đến khi mịn dẻo sẽ được bắt bánh. Món này thường được làm với nhân đường giã nhỏ mịn hoặc nhân mè đen. Bánh có vị hơi ngăm ngắm đắng nhưng thơm mùi mè.
Chợ Lạng Sơn không chỉ là điểm mua sắm của người dân vùng cao và sát biên giới. Đây còn là điểm giao lưu văn hóa và tìm hiểu cách sống của người dân xứ Lạng. Đọc thêm bài viết tại Choganday để biết thêm về các khu chợ nổi tiếng bạn nhé!
Bài viết liên quan: